Google Webmastertool là gì? Cách sử dụng webmastertool hiệu quả

Google webmaster tool là một công cụ quản lí của Google giúp bạn có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của website như tình trạng Onpage và Offpage nên rất quan trọng cho Seoer. Vì vậy, việc hiểu và biết cách sử dụng Google webmaster tool hiệu quả sẽ giúp rất nhiều cho SEO.  Hãy cùng dịch vụ backlink báo tham khảo bài viết dưới đây!

Google webmastertool
Google webmastertool

Google Webmaster Tool là gì?

Nếu như bạn là một nhà quản trị website và đang làm SEO website, thì chắc bạn không thể không biết đến Google Webmaster- một công cụ bắt buộc phải cài đặt.Nếu việc thống kê lưu lượng truy cập bạn có thể dùng công cụ Google Analytics thì với Google Webmaster Tool bạn có thể làm nhiều hơn thế.
Google Webmaster Tool giúp người dùng có thể xác định các sự cố xảy ra với web của họ, thậm chí có thể biết nếu web đã bị nhiễm phần mềm độc hại, quản lý các liên kết đến website, những từ khóa nào mà người dùng tìm kiếm có thể truy cập vào website của bạn.

Vậy Google Webmaster Tool là gì?

Google Webmaster Tool là công cụ được Google phát triển và cho phép các nhà quản trị website sử dụng miễn phí.

Hướng dẫn sử dụng Google Webmaster tool

  • Bảng điều khiển

Đây là giao diện tổng quan về trạng thái hiện tại của website của bạn. Ở giao diện này, hiển thị các lỗi dữ liệu và cung cấp số liệu về sơ đồ web, phân tích tìm kiếm.

Giao diện Google Webmastertool
Giao diện Google Webmastertool
  • Thông báo

Nếu bạn muốn biết website có bị dính hình phạt nào đó của Google hay không thì bạn hãy vào đây để kiểm tra nhé. Google sẽ gửi thông báo chính thức về phần này. Để kịp thời phát hiện và cải thiện nếu nhận cảnh báo xấu, bạn nên thiết lập chu kỳ xem thông báo của mình.

Thông báo Google Webmastertool
Thông báo Google Webmastertool
  • Giao diện tìm kiếm

Khi cần biết về dữ liệu cấu trúc, thẻ Rich, công cụ đánh dấu dữ liệu hoặc cần cải tiến HTML, hiệu suất di động thì bạn vào ngay phần giao diện tìm kiếm.

Dữ liệu có cấu trúc: Bạn phải xác minh Google đang thu thập dữ liệu có cấu trúc nào.

Thẻ Rich: Ở thẻ Rich, có thể bạn chỉ nhận được thông tin “Chúng tôi không tìm thấy bất kỳ dữ liệu có cấu trúc cho thẻ rich nào trên trang web của bạn”. Trường hợp này, bạn chưa cung cấp đủ dữ liệu để Google đọc và ghi nhận.

Trường hợp bạn nhận được thông tin các dạng thẻ Rich nghĩa là Google đang ghi nhận chúng. Và dữ liệu thẻ rich có thể được hiển thị cho người dùng dưới nhiều định dạng trên các thiết bị khác nhau và có thể giúp tăng lưu lượng truy cập vào trang web của bạn.

Công cụ đánh dấu dữ liệu: Nó được sử dụng trong trường hợp bạn không rành về lập trình nên không thêm được đoạn dữ liệu có cấu trúc vào trang,và nếu như bạn muốn Google ghi nhận dữ liệu này thì hãy gửi nó qua công cụ đánh dấu dữ liệu nhé

Cải tiến HTML:  HTML sẽ nhận được đề xuất nếu trên trang tồn tại yếu tố cần cải tiến. Các thông báo đề xuất luôn được cập nhật theo thời gian, nên có khi bạn sẽ nhận được đề xuất khác nhau cho các mốc thời gian khác nhau.

Tối ưu cho thiết bị di động: Các thông tin hiển thị ở đây sẽ giúp bạn khắc phục các vấn đề liên quan trong trang khi hiển thị trên thiết bị di động nhằm tăng tốc  trang.

  • Lưu lượng tìm kiếm

Phân tích tìm kiếm: Là chỉ số rất quan trọng trong tối ưu nội dung.

Ngoài phân tích tìm kiếm, ở đây công cụ cũng cho phép xem 2 chỉ số quan trọng khác là backlink và liên kết nội bộ.

Với backlink, bạn dễ kiểm tra số lượng lẫn chất lượng các baklink hiện có. Nếu nhận thấy các liên kết xấu, bạn có thể từ chối để tránh vì nó mà kéo đến trang của mình bị giảm thứ hạng hoặc Google phạt.

Công cụ cho phép bạn xem liên hết của trang đích có bao nhiêu internal link được trỏ đến để bổ trợ thông tin với liên kết nội bộ,

  • Chỉ mục của Google

Có 3 thông tin quan trọng trong phần này là trạng thái chỉ mục, tài nguyên bị chặn và xóa URL.

Trạng thái chỉ mục là tổng số trang mà Google đã lập chỉ mục cho website.

Tài nguyên bị chặn là các trang không được phép lập chỉ mục với bất cứ hình thức gì. Nếu đó là trang bạn có ý đồ không cho Google index thì không vấn đề gì.

Xóa URL là nơi cho phép bạn gửi URL muốn xóa khỏi Google.

  • Thu thập dữ liệu

Lỗi thu thập dữ liệu:  Google sẽ thu thập dữ liệu của trang, trong quá trình đó nếu tìm thấy lỗi thì nó sẽ gửi thông báo ở đây để thông báo cho bạn biết

Có 2 lỗi cơ bản:

  • Lỗi trang (DNS, kết nối máy chủ hoặc tìm nạp TXT) là lỗi cản trở khiến bọ google không truy cập được vào trang của bạn.
  •  Lỗi URL (bị chặn, hết thời gian) khiến bọ Google cũng không thu thập được thông tin.

Số liệu thống kê thu thập dữ liệu:  Google thu thập lượng thông tin cao hay thấp sẽ được phản ánh ở nội dung này.

Tìm nạp như Google: Đây không chỉ là nơi để submit cho Google index nội dung nhanh hơn. mà bạn còn xem được Google đánh giá bài viết đó có thân thiện với SEO hay không? Bạn click vào các URL đã gửi yêu cầu index, nếu nhận thông tương tự như hình dưới nghĩa là bạn cần cải thiện thêm nữa cho bài viết:

Sơ đồ trang web:  Nội dung đã gửi và nội dung được lập chỉ mục sẽ được tổng hợp trong phần này.Bên cạnh đó, bạn cũng nhận được các cảnh báo cần cải thiện cho sitemap của website.

Kết luận

Các chỉ số hiển thị trong Google Webmaster tool  là yếu tố mà bất cứ quản trị web, người làm SEO… nào cũng cần quan tâm. Webmaster tool ít nhiều giúp bạn tận dụng, khai thác giá trị để tối ưu website của mình để mang lại hiệu quả tốt nhất. Chúc các bạn thành công

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *